8a6 pRo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

8a6 pRo

mỘt tẬp tHể đOàN kẾt cHốNg lẠi mỌi kHó kHăN
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» DBSK của tui nè!
TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD EmptySun Jan 03, 2010 7:25 pm by heo ú

» Dương Linh lớp trưởng nè
TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD EmptySun Jan 03, 2010 11:26 am by heo ú

» thuyết minh về cây tre nè
TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD EmptySun Jan 03, 2010 11:24 am by heo ú

» doc nhanh le6n hoi toan` bo^. fan cac' nhom' nhac. Han`
TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD EmptyFri Dec 11, 2009 4:01 pm by BacHo

» [b]Lời của fan snsd gửi tới suju[/b]
TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD EmptyFri Dec 11, 2009 3:55 pm by BacHo

» g dragon ne ca naxz
TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD EmptyMon Nov 30, 2009 5:31 pm by s2_kute_s2

» co' wed game moi ne'
TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD EmptySun Nov 29, 2009 4:55 pm by sasuke

» Cấm fan snsd
TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD EmptySat Nov 28, 2009 7:18 pm by Admin

» Bài văn thuyết minh về cây bút bi
TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD EmptyFri Nov 27, 2009 7:11 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

 

 TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Tổng số bài gửi : 25
A6$ : 100528600
Reputation : 100
Join date : 24/11/2009

TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD Empty
Bài gửiTiêu đề: TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD   TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD EmptyWed Nov 25, 2009 4:17 pm

NORTH ROAD

Sân bóng đầu tiên của Newton Heath vào năm 1978 là tại Noth Road, Monsall ở phía Đông Bắc thành phố Manchester. Điều kiện tại North Road rất sơ khai và mặt sân được mô tả như một bãi sình lầy. Phòng thay đồ tại quán rượu The Three Crowns gần Oldham Road và sau này là tại Shears Hotel là nơi đã trở thành trụ sở không chính thức của CLB.

Tại sân bóng này hiện nay là trường Moston Brook High School.

BANK STREET

Sau khi bị lấy lại sân North Road vào năm 1893, Newton Heath chuyển tới Bank Street ở Clayton. Điều kiện sân bãi tại đây tốt hơn nhưng thường chìm trong khói bụi và khí thải độc hại từ nhà máy hóa chất địa phương. Sau khi CLB được cứu khỏi cảnh nợ nần bởi nhà kinh doanh rượu giàu có Henry Davies vào năm 1902, Bank Street bắt đầu được tiến hành xây dựng lại ở nhiều hạng mục bao gồm việc xây dựng các khán đàn đứng vào năm 1904.

OLD TRAFFORD

“Nó là nơi đẹp nhất, rộng rãi nhất và đặc biệt nhất mà tôi từng thấy. Là một sân bóng đá, nó có một không hai trên thế giới, nó là niềm vinh dự cho Manchester và cho đội bóng chủ sân những người có thể làm được những điều kỳ diệu khi nó sẵn sàng đưa vào sử dụng”



Những mỹ từ trên được viết trong ngày khai trương sân Old Trafford vào năm 1910. Manchester United chỉ vừa chuyển từ sân vận động cũ Bank Street của họ tại Clayton, về SVĐ mới Old Trafford khu vực phía Tây Manchester. Được xây dựng vào năm 1909, với tổng số tiền kỷ lục 60.000 bảng, nó được hình thành từ 3 mặt với một khán đài ngồi chính có mái che. SVĐ có sức chứa lớn nhất là 80.000 chỗ và được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Scotland Archibald Leith, người cũng đã thiết kế cho sân Hampden Park, Ibrox Stadium và White Hart Lane.



Old Trafford năm 1926

Vào các năm 1911 và 1915, đây là nơi tổ chức trận chung kết FA Cup và năm 1920 lần đầu tiên sân đón tiếp một số lượng lớn nhất khán giả tới xem là 70,504 trong trận đấu ở giải vô địch quốc gia gặp Aston Villa. Trận bán kết FA Cup giữa Wolves với Grimsby vào năm 1939 có lượng khán giả đông nhất 76,962 một con số tồn tại cho tới ngày nay. Mái che ban đầu trong thiết kế của Leitch được thay thế vào thập niên 1930. Góc khán đài phía Nam được xây dựng và khán đài phía Bắc được gắn thêm mái che. SVĐ bị hư hại nặng trong chiến tranh Thế Giới lần thứ Hai và trong thời gian đó United chơi trên sân của đội bóng địch thủ cùng thành phố, sân Maine Road của Manchester City từ năm 1946 tới 1949 cùng thời gian đó việc tu sửa lại sân được tiến hành.



Old Trafford năm 1950

Vào năm 1949 khi mở cửa trở lại, Old Trafford được sửa chữa lại theo đúng với những gì trước chiến tranh. Về sau một mái che được thêm vào ở Stretford End vào thập niên 1950, tuy nhiên các khán đài gặp một vấn đề là tầm nhìn bị che khuất do cột chống mái che thiết kế theo phong cách cũ. Giữa thập niên 1960, sự phát triển của các kiến trúc khán đại hiện đại được bắt đầu áp dụng ở khán đài Đông và Tây của sân vào thời gian diễn ra World Cup.

Thiết kế mới bao gồm việc nâng cao phần trước và mở rộng phần khán đài phía sau. Kế hoạch lớn của những người chủ CLB - gia đình Edward là cuối cùng sẽ có những dãy ghế từ bao lơn khắp 4 bên của sân. OLd Trafford đã có vinh dự tổ chức 3 trận đấu của World Cup 1966 và trận đá lại CK FA CUP năm 1970 giữa Leeds và Chelsea. SVĐ này cũng là nơi đầu tiên dựng hàng rào để ngăn các CĐV tràn xuống sân trong những năm 1970. Dần dần, sau nhiều thập kỉ cả SVĐ đã được xây dựng lại với tất cả ghế ngồi và mái che, kết thúc là khán đài Stretford End vào năm 1994.



Old Trafford năm 1984

Khán đài phía Tây của sân đối với rất nhiều CĐV, sẽ luôn là Stretford End thần thoại. Đám đông phía sau khung thành luôn là sự hiện diện của khoảng 20.000 CĐV United những người được xem là nằm trong số các CĐV cuồng nhiệt nhất tại Anh. Tiếng gào thét của CĐV nơi đây được đo đạc cho kết quả là nó lớn hơn cả tiếng của chiếc máy bay phản lực khi cất cánh. Trận đấu cuối cùng diễn ra tại sân với nền kiến trúc cũ nổi tiếng là một trận thắng trước Spurs vào ngày 02/05/1992. Kiến trúc mới được hoàn thành ngay ngày khởi tranh mùa bóng 1993-1994 với số tiền 10 triệu Bảng và có khu vực ngồi dành cho gia đình. Bên dưới góc khán đài là đường hầm tới phòng thay đồ của cầu thủ.

Trong thập niên 1960, 70, 80, hơn 58.000 CĐV có thể dự khán tại Old Trafford. Tuy nhiên vào đầu những năm 1990 sau thảm họa Hillsbrough, Taylor Report yêu cầu những đội bóng ở hạng cao nhất nước Anh phải có các khán đài ngồi. Thiết kế từ năm 1960 của United đã không còn phù hợp, nhưng với sự biết đến ngày càng rộng rãi thì việc giảm sức chứa xuống còn 44.000 quả là điều không xứng tầm với đội bóng.

Điều đó dẫn tới sự nâng cấp sức chứa vào mùa 1995-96 với việc xây dựng thêm 3 tầng cho North Stand, có sức chứa 26.000 chỗ và nâng tổng sức chứa lên gần 56.000. North Stand với độ cao 200 feet có 4 cầu thang, nhiều thang máy và mái che đơn lớn nhất tại Châu Âu.



Nơi đây đã chứng kiến những chiến thắng tuyệt vời...

Công trình đồ sộ về cấu trúc của sân, luôn là nỗi ám ảnh của các đội bóng tới chơi tại đây. Chi phí 19 triệu Bảng để xây dựng (bao gồm 9 triệu để mua đất) nó cũng bao gồm nhà bảo tàng tráng lệ Manchester United ở tầng 3 (mở cửa vào ngày ko có trận đấu) và phòng để trưng bày các danh hiệu. Ở đây cũng có nhà hàng Red Café cùng với 2 phòng điều hành của nhóm Sky. Khán đài xây dài sang phía đầu của con đường United, nơi có đường hầm di chuyển phía bên dưới.

Khán đài phía Nam là khán đài nhỏ nhất ở Old Trafford nhưng là nơi có hàng ghế cho cầu thủ dự bị và HLV, giám đốc, truyền hình, phòng kiểm soát của cảnh sát và các nhà hàng hạng sang cũng như các phòng quản lý. Nó thường rất ít được thấy trên ti vi vì nó còn chứa một giàn tín hiệu ti vi, nhìn về phía Bắc. Đường hầm cho cầu thủ từng được đặt ở giữa khán đài này nhưng năm 1993 nó được chuyển sang góc khán đài phái Tây Nam. Đường hầm cũ này vẫn còn sử dụng và được mở cho các dịp đặc biệt cũng như các chuyến thăm vòng quanh sân. Chỗ ngồi nghiêng theo một góc độ khác với phần còn lại của sân, làm cho khán đài này có vẻ thấp hơn các khán đài khác. 20 hàng ghế đầu tiên của cả 4 mặt khán đài đều nằm thấp hơn mặt đường.

Khán đài phía Đông là nơi tụ họp của CĐV truyền thống K-Stand của United (rất nhiều trong số họ từng ở trong nhóm cổ động viên ở Stretford End trước đây) cũng như gần nơi CĐV đội khách ở góc khán đài Đông Nam. Trước đây nó là ScoreBoard End, được gọi như vậy bởi vì có một bảng tỷ số hiện diện ở đây cho tới cuối thập niên 60, khi một bảng điện tử được lắp đặt vào sân. Bảng tỷ số này được thay thế bằng 4 bảng điện tử hiện đại đặt xung quanh sân.

Là một phần của 30 triệu Bảng tái thiết lại để xây thêm một tầng nữa tại mỗi khán đài, vào tháng 01/2000, tầng 2 khán đài phía Đông được mở cửa nâng sức chứa lên 61.000 người. Ở phía ngoài khán đài này được lắp kính, tương tự như các tòa nhà văn phòng hiện đại. Bên dưới là khu vực của các của hàng Manchester United lớn nơi tất cả các mặt hàng liên quan tới CLB đều được bày bán. Phía trước lối vào cửa hàng lớn này là bức tượng Sir Matt Busby. Được khánh thành vào tháng 05/1996 bức tượng nhìn một cách hãnh diện ra phía ngoài con đường với tên ông, Sir Matt Busby Way. Về phía tay trái là tấm bia tưởng niệm tai nạn Munich và chiếc đồng hồ Munich nổi tiếng vào thời khắc chiếc máy bay rớt vào ngày 06/02/1958 ở góc Đông Nam.

Vào tháng 8/2000 tầng khán đài ngồi thứ đuwojc thêm vào ở Stretford End / khán đài phía Tây mang lại sức chứa tổng thể là 68.217 người. Bạn cũng có thẻ thây rất nhiều banner được treo ở tầng trên này, được làm bởi các CĐV United để tôn vinh quá khứ và chế nhạo đối thủ. Một bức tượng của tiền đạo huyền thoại thập niên 60 Denis Law được đặt ở đây vào năm 2002 - Law được biết tới là "The King of The Stretford End".



Nơi chứa đựng biết bao kỷ niệm...


Rất nhiều người cho rằng không khí tại Old Trafford đã không còn tuyệt vời như trước. Trớ trêu thay, danh tiếng của Old Trafford đã mang rất nhiều khác du lịch viếng thăm và đó chính là nguyên nhân cho sự suy giảm này. Sir Alex Ferguson luôn phàn nàn việc thiếu vắng tiếng ca và thiếu cuồng nhiệt từ khán giả và khán đài phía Tây với 2 tầng lầu vẫn là nơi tạo ra âm thanh cổ động lớn nhất.

Vào năm 2005 45 triệu Bảng dùng để phát triển sân được đổ vào góc khán đài phía Tây Bắc và Đông Bắc, tăng sức chứa lên 76.211 người vào tháng 05/2006. Sự mở rộng ở phía Nam không được hoạch định bởi vì sự hạn chế về không gian và giá cả. CLB sẽ phải mua 50 ngôi nhà gần đó với giá cao cũng như gây phản ứng đối với dân cư ở đây.

Tổng cộng 114 triệu bảng đã được đầu tư bởi BLĐ CLB trong vòng 14 năm qua để sửa chữa và nâng cấp sân nhưng tổng giá trị của khán đài phía Nam có thể sẽ gần bằng con số đó với dự trù khoảng từ 90 đến 100 triệu bảng. Mặc dù vậy, mục tiêu lâu dài của CLB vẫn là xây dưng lại khán đài phía Nam sao cho giống với phía Bắc và điều đó sẽ giúp lấp đầy khu vực Đông Nam và Tây Nam, đẩy số chỗ ngồi lên 96,000 - rộng hơn cả sân Wembley hiện nay.

Old Trafford chắc chắn là một trong những trung tâm thể thao nổi tiếng nhất trên thế giới. Trong một thời đại mà rất nhiều CLB đã rời bỏ sân nhà truyền thông của mình để chuyển đi và dù thời gia có trôi qua, sức hấp dẫn của Old Trafford vẫn luôn còn mãi. Không khí trong 1 trận đấu lớn hay trong 1 đêm tại cúp Châu Âu ở đây chắc chắn không thua kém bất kỳ địa điểm nào khác trong thế giới bóng đá. "Nhà hát của những giấc mơ" (như Bobby Charlton đã đặt tên) là sân vân động lớn nhất tại nước Anh và xứng đáng là sân nhà của một trong những CLB nổi tiếng nhất thế giới Manchester United.
Về Đầu Trang Go down
https://a6quangtrung.forum-viet.net
 
TỔNG QUAN VỀ OLD TRAFFORD
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
8a6 pRo :: Fan Club :: FAN MU-
Chuyển đến